Trang trí bàn thờ ngày Tết là 1 trong những nghi thức truyền thống và văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Bàn thờ - nơi thờ cúng tổ tiên và các vị đức thần, Phật cần trông thật chỉnh chu và đẹp đẽ vào dịp lễ trọng đại nhất trong năm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trang trí bàn thờ ngày Tết sao cho đẹp và phù hợp với các quy chuẩn phong thủy. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết này nhé!
Mục Lục [Ẩn]
Trang trí bàn thờ ngày tết không chỉ là một nét đẹp truyền thống văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Dưới đây là một số lý do nên làm điều này.
Thể hiện lòng biết ơn: Trang trí bàn thờ là cách để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên. Con cháu trình bày những vật phẩm linh thiêng, tượng trưng cho sự tôn trọng và tri ân đến những người đã đi trước.
Duy trì và phát huy truyền thống: Đây là một trong những nét đặc trưng trong văn phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng cần được duy trì và phát triển. Phong tục này nhắc nhở chúng ta về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Tạo không khí hứng khởi: Tết đến là lúc mọi người sum vầy, quây quần bên nhau, mua sắm các vật dụng, đồ đạc cần thiết. Bàn thờ được trang hoàng bắt mắt, sang trọng cũng khiến lòng người thêm háo hức đón xuân, lạc quan, yêu đời.
Tăng giá trị tâm linh: Đối với các gia đình Việt, bàn thờ là không gian âm linh, thiêng liêng nhất trong một ngôi nhà, là cầu nối giữa các thế hệ, giữa quá khứ, tương lai và hiện tại. Do đó, việc trang trí, vệ sinh bàn thờ vào ngày Tết là vô vùng quan trọng và cần thiết.
Trang trí bàn thờ ngày tết không chỉ là một nét đẹp truyền thống văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy vào ngày Tết, gia chủ thường sắm sửa các vật phẩm thờ cúng bày biện lên bàn thờ. Vậy vật phẩm thờ cúng bao gồm những gì?
Bát hương: Là vật quan trọng nhất vì dù ở bất cứ đâu trên dải đất Việt Nam, thắp hương đã trở thành văn hóa truyền thống tượng trưng cho đời sống tâm linh, bày tỏ tấm lòng với người đã khuất.
Lư hương (đỉnh thờ): Góp phần giúp không gian thờ cúng thêm thiêng liêng và trang trọng. Vào ngày Tết, người ta thường đốt trầm hoặc các loại sáp thơm bên trong đỉnh thờ để tạo ra mùi hương dễ chịu.
Đèn dầu hoặc chân nến: Bàn thờ ngày Tết cũng không thể thiếu được đèn hoặc nến, khi thắp sáng, chúng sẽ giúp cho không gian thờ cúng có cảm giác ấm cúng hơn.
Lọ hoa: Trưng bày hoa cúng là không thể thiết cho việc trang trí bàn thờ ngày Tết vì vậy việc chuẩn bị lọ hoa là điều không thể thiếu. Có thể đặt hai lọ hoa trên bàn thờ ngày Tết để thể hiện sự đủ đầy.
Mâm bồng: Dùng để bày các loại quả dâng lên người đã khuất.
Ngai chén thờ: Bao gồm 1 ngai và 3 hoặc 5 chén dùng để đựng nước và rượu cúng.
Các vật phẩm bày bàn thờ ngày Tết
>>> Có thể bạn quan tâm: Đồ thờ cúng bằng đồng đẹp, chất lượng, giá tốt
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đôi khi cũng có nhiều sự khác nhau giữa các vùng miền. Ngay dưới đây, Đồng Truyền Thống sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trang trí bàn thờ sao cho phù hợp với từng địa phương, khu vực nhé!
Bàn thờ ngày Tết của người Bắc không thể thiếu chuối và bưởi, nải chuối bao giờ cũng được đặt ở dưới cùng. Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số loại trái cây khác để tạo thành mâm ngũ quả như cam, quýt, táo, lê,...
Bàn thờ ngày Tết của người Bắc không thể thiếu chuối và bưởi
Bên cạnh mâm ngũ quả, trang trí bàn thờ ngày Tết cũng không thể bỏ qua bánh kẹo, rượu, nước ngọt và đặc biệt là hoa tươi. 2 lọ hoa sẽ được đặt đối xứng trên bàn thờ, phần trung tâm là không gian dành cho bát hương, đỉnh thờ, ngai chén thờ,...Đối với mâm cúng, các món ăn như giò lụa, bánh chưng, canh xương, thịt đông, nem cuốn, thịt gà, dưa hành,...đã được duy trì qua bao đời nay.
So với miền Bắc, bàn thờ ngày Tết miền Nam cũng có ít nhiều sự khác biệt. Cụ thể, mâm ngũ quả thường sử dụng các loại trái cây như: dừa, sung, đu đủ, mãng cầu,...với mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy và may mắn.
Trang trí bàn thờ ngày Tết đối với khu vực miền Nam
Ngoài ra, khi trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Nam, người ta thường ưu tiên trưng bày nến thờ to và 2 quả dưa hấu dán chữ đỏ kèm theo những câu đối ý nghĩa. Khác với miền Bắc, người Nam khi chuẩn bị mâm cơm cúng không thể bỏ qua các món ăn truyền thống như: thịt kho trứng, canh khổ qua nhồi thịt, tôm khô củ kiệu, gỏi cuốn, bánh Tét,...
Để tránh mắc phải tội phạm thượng, gia chủ cần đặc biệt cẩn thận trong quá trình dọn dẹp và trang trí bàn thờ. Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ cần nắm rõ để không gây ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình.
Trước khi trang trí, cần vệ sinh, lau chùi bàn thờ sạch sẽ. Chổi và khăn lau phải được dùng riêng, không chung đụng với các công việc khác.
Gia chủ, tức là người trụ cột trong gia đình sẽ là người tiến hành trang trí bàn thờ. Bởi vì đây là người đại diện, đứng ra chăm lo hương hỏa cho ông bà gia tiên và các vị thần linh.
Tuyệt đối không xê dịch bát hương khi dọn dẹp, lau chùi. Theo quan niệm dân gian, để bát hương xê dịch đáng kể với vị trí ban đầu sẽ rất dễ để lại những điều xui rủi cho gia đình.
Hoa cắm trên ban thờ ngày Tết chắc chắn phải là hoa tươi. Bởi vì hoa tươi sẽ tỏa hương, khoe sắc, tượng trưng cho những điều may mắn, hạnh phúc. Một số loại hoa cần kiêng kỵ như hoa nhài, hoa phong lan, hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa phù dung,...
Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin và lưu ý quan trọng nhất về cách trang trí bàn thờ ngày Tết. Đối với mỗi gia đình Việt, đây là yếu tố có ảnh hưởng đến may mắn, tài lộc và đời sống tâm linh nên không thể làm qua loa được. Cảm ơn vì đã theo dõi, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!