Chuông đồng từ lâu đã trở thành 1 trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo và mang nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người Á Đông. Sau bao thế kỷ trôi qua, việc đúc chuông đồng vẫn được gìn giữ và phát triển tại Việt Nam dưới nhiều hình thức và cách kết hợp nguyên vật liệu khác nhau. Điều này dẫn đến sự tranh luận về vấn đề “Đúc chuông đồng có nên cho vàng vào không?”. Giữa nhiều luồng ý kiến, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin và quan điểm của công ty Đồng Truyền Thống về chủ đề này.
Đối với người Việt, chuông đồng không còn xa lạ với bất cứ ai. Đây được coi là một trong những pháp khí gắn liền với Phật giáo, rất dễ để có thể nhìn thấy tại đền, chùa, miếu,...trong không gian thờ cúng của các gia đình theo đạo Phật. Tiếng chuông mang đến rất nhiều ý nghĩa tích cực trong cuộc sống tâm linh và phong thủy, cụ thể:
Ý nghĩa về mặt tâm linh
- Tiếng chuông đồng vừa trong trẻo, vừa ngân vang được coi là thứ âm thanh có khả năng làm thức tỉnh và giác ngộ “phần người”, hướng con người ta đến những điều thiện lành, tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
- Mặt khác, khi nghe thấy tiếng chuông, con người cũng sẽ cảm thấy bình yên và thanh tịnh hơn trong tâm hồn. Xua tan đi những áp lực, mệt mỏi để tìm lại cảm giác an yên, lấy lại sự tập trung và lạc quan vào cuộc sống.
- Tiếng chuông đồng cũng được coi là cầu nối giữa con người với thế giới tâm linh, là tín hiệu trong thiền định và các nghi thức tôn giáo.
Ý nghĩa về mặt phong thủy
Không chỉ là biểu tượng của Phật giáo, chuông đồng hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi như 1 món đồ trang trí tại các không gian thờ cúng, nhà ở, nơi làm việc, trung tâm hội nghị,...với mục đích tạo ra những nguồn năng lượng tốt cho con người. Theo đó, chuông đồng được coi là biểu tượng của sự may mắn, hỗ trợ trấn an, đẩy lùi các luồng khí xấu để bảo vệ con người khỏi những biến động tiêu cực.
Chuông đồng được coi là biểu tượng của Phật giáo, mang ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh và phong thủy
Đúc chuông đồng là một trong những công việc không hề đơn giản, yêu cầu nghệ nhân phải là người có kinh nghiệm và tuân thủ chính xác các bước theo quy trình đã vạch ra trước đó. Dưới đây là quy trình đúc chuông đồng chuẩn nhất bao gồm 5 bước cơ bản.
Bước 1: Tạo mẫu
Sau khi xác nhận kích thước, kiểu dáng và các họa tiết trên chuông, nghệ nhân tiến hành tạo mẫu để định hình cho chuông đúc.
Bước 2: Tạo khuôn
Vỏ khuôn được làm từ 1 số chất liệu chính như đất sét, trấu, giấy gió để tăng độ kết dính. Sau khi hoàn thiện phần vỏ bên ngoài, nghệ nhân tiếp tục tiến hành làm phần cốt bên trong (hay còn gọi là làm thao). Khuôn sau khi tạo hình hoàn chỉnh sẽ được quét sơn chịu nhiệt và nung 2 lần ở nhiệt độ cao cho đến khi chất lượng đạt yêu cầu.
Bước 3: Nấu chảy nguyên liệu
Đồng được nấu chảy ở nhiệt độ cao. Sau khi hóa lỏng, thợ nghề có thể tiến hành pha thêm các nguyên liệu khác tùy vào yêu cầu của từng sản phẩm.
Bước 4: Rót khuôn
Nung nóng đều khuôn 1 lần nữa, đồng thời đổ phần hợp kim đồng nóng chảy vào khuôn. Mục đích của việc làm nóng khuôn là để đồng chảy đều trong khuôn. Kỹ thuật rót cũng vô cùng quan trọng, phải được thực hiện bởi nghệ nhân có tay nghề cứng và có kinh nghiệm dày dặn.
Bước 5: Tách khuôn và hoàn thiện
Chuông đồng và khuôn sau khi để nguội sẽ được tiến hành tách dỡ. Sản phẩm lúc này vẫn còn khá thô sơ, cần phải được mài dũa, chỉnh sửa, đánh bóng để đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra, các nghệ nhân cũng sẽ phải tiến hành kiểm tra tiếng chuông khi đánh lên đã đủ ngân vang theo đúng yêu cầu hay chưa. Các sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ không được giao ngay cho khách hàng mà phải làm lại đến khi đạt chuẩn mới thôi.
Quy trình đúc chuông đồng gồm 5 bước cơ bản
>>> Tìm hiểu thêm về quy trình đúc đồng chi tiết và chuẩn nhất tại đây.
Một số người thắc mắc “đúc chuông đồng có nên cho vàng vào không?”. Một số khác cho rằng, nếu thêm vàng vào khi đúc chuông đồng thì tiếng chuông sẽ hay và ngân vang hơn. Tuy nhiên, nhiều bậc “tiền bối” và các nghệ nhân lão luyện trong nghề đúc chuông đã lên tiếng phủ nhận ý kiến này. Việc cho vàng vào khi đúc chuông đồng chỉ giúp nâng cao giá trị về mặt vật chất và gia tăng ý nghĩa tâm linh cho chuông chứ không hề ảnh hưởng đến âm thanh.
Đúc chuông đồng có nên cho vàng vào không?
Các nghệ nhân đúc đồng lâu năm cũng cho hay, giá trị cốt lõi của 1 chiếc chuông đồng đến từ âm thanh và thiết kế có đạt độ tinh xảo hay không. Để làm được điều này thì kỹ thuật lấy tiếng và kỹ thuật tạo hình là 2 yếu tố quan trọng nhất:
- Kỹ thuật lấy tiếng (hay còn gọi là kỹ thuật lấy thanh): Tiếng chuông phải chuẩn khi thỉnh bằng vồ hoặc dây kéo. Âm thanh khi đánh lên phải có độ trong, ngân vang từng hồi tưởng chừng như không dứt.
- Kỹ thuật tạo hình: Ngoài phần “thanh” thì phần “sắc” của chuông đồng cũng quan trọng không kém. Điều này đề cập đến hoa văn, họa tiết được chạm khắc trên thân chuông, không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn thể hiện tinh hoa của Phật giáo.
Như vậy, tiếng chuông và độ tinh xảo của chuông đồng hoàn toàn không phụ thuộc vào việc có cho vàng vào hay không mà phụ thuộc vào kỹ thuật và tay nghề của nghệ nhân đúc chuông. Tuy nhiên, việc cho thêm vàng vào khi đúc chuông không hẳn là lãng phí. Mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau và những thước đo khác nhau về tài chính, tâm linh, tôn giáo,...Do đó, đúc chuông đồng có nên cho vàng vào không là phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, việc làm này không có gì sai trái.
Tự hào là “đứa con tinh thần” được sinh ra từ làng nghề đúc đồng truyền thống Đại Bái - Bắc Ninh, công ty Đồng Truyền Thống là 1 trong những địa chỉ bán chuông đồng chất lượng, uy tín hàng đầu hiện nay trên thị trường. Đơn vị chỉ sử dụng đồng thanh khiết, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, 100% hàng hóa được sản xuất thủ công dưới bàn tay của những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm. Đến với Đồng Truyền Thống, bạn sẽ thực sự hài lòng bởi:
Sản phẩm sinh động, giống mẫu 95%, đường nét tinh xảo được chế tác tỉ mỉ
Mẫu mã sản phẩm đa dạng tại showroom Hà Nội và tp.HCM
Nhận đúc đồng theo yêu cầu, xưởng sản xuất rộng lớn, chuyên nghiệp
Đội ngũ nghệ nhân yêu nghề, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao
Bảo hành uy tín từ 1-10 năm (tùy từng dòng sản phẩm)
Hỗ trợ vận chuyển toàn quốc, ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mua lại lần 2
Đồng đỏ nguyên chất được tuyển chọn kỹ càng để đưa vào sản xuất
Bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc giải đáp cho câu hỏi “Đúc chuông đồng có nên cho vàng vào không?”. Hy vọng, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này cũng như lĩnh vực đúc chuông đồng nói chung. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!