Thật khó để biết đỉnh đồng có từ bao giờ, chỉ biết rằng thật dễ để chúng ta có thể bắt gặp vật phẩm thờ cúng này ở bất cứ bàn thờ của một gia đình nào hoặc tại đình, chùa, đền, miếu,...Đỉnh đồng từ lâu đã trở thành một trong những “món ăn tinh thần” trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Vậy đỉnh đồng là gì? Ý nghĩa của đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên nói riêng và đối với việc thờ cúng nói chung như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi hết bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Mục Lục [Ẩn]
Đỉnh đồng có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam, đỉnh đồng cũng đã có một số sự thay đổi trong cấu tạo để phù hợp với phong tục tập quán đặc trưng của Người Việt. Thay vì với hình tượng ban đầu là hình ảnh con lân gắn trên nắp đỉnh thì nay đã được thay thế cho hình tượng con Nghê – một linh vật gần gũi với người dân Việt Nam.
Đỉnh đồng là đỉnh thờ được làm bằng chất liệu đồng
Trước đây, đỉnh đồng cũng chỉ được sử dụng chủ yếu tại các gia đình giàu có, các phủ vua chúa, quan lại,… với biểu tượng gắn liền với sự giàu có và sang trọng. Tuy nhiên ngày nay, đỉnh đồng được sử dụng phổ biến hơn và được xem như là một món đồ thờ cúng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Đỉnh đồng thường được sử dụng ở nhiều nơi như: phòng thờ, đình chùa, đền, miếu,… Đỉnh đồng loại nhỏ thường được đặt trên bàn thờ, gọi là đỉnh thờ. Đỉnh đồng có thân rỗng, phía trên nắp có lỗ thoát khí, dùng để đốt trầm hương trong những dịp đặc biệt như lễ Tết, thờ cúng…
Đỉnh đồng được cấu tạo từ 5 bộ phận chính:
- Phần chân đỉnh: Phần chân đỉnh được chế tạo gồm 3 chân được đúc gắn liền với bụng đỉnh tạo thành thế chân vạc giúp đỉnh đồng có thể đứng vững chãi khi đặt trên đế.
Phần chân của đỉnh đồng gồm 3 trụ
- Phần đế đỉnh: Phần đế đỉnh có mặt hình tròn, có độ rộng vừa phù hợp với chân đỉnh được bao quanh bởi đường viền nhô hơn so với mặt đế giúp giữ 3 chân đỉnh được cố định. Mặt đế thường được đúc hoa văn theo thân đỉnh với các biểu tượng như: hoa sòi, con dơi,..
- Phần bụng đỉnh: Phần bụng đỉnh thường được thiết kế phình ra theo hình bầu dục cân đối, trên bụng thường chạm khắc các hoa văn tinh xảo và dòng chữ Hán “Phúc Lộc Thọ Khang Ninh”
- Phần nắp đỉnh: Phần nắp đỉnh có hình dạng như chiếc bát tô úp ngược. Trên đỉnh gắn với tượng con Nghê được đúc liền với nắp và được tạo một lỗ nhỏ thông từ miệng Nghê xuống đáy nắp với mục đích nhả khói khi xông trầm.
Hình ảnh con Nghê được gắn trên phần đầu của đỉnh đồng
- Phần tai mây: Phần tai mây được thiết kế cân đối 2 bên hông của đỉnh đồng, là phần cui tai hình mây được đúc liền với thân đỉnh.
Trong thế giới tâm linh, mỗi món đồ thờ cúng đều mang những ý nghĩa thiêng liêng nhất định. Vậy ý nghĩa của đỉnh đồng là gì?
- Đỉnh đồng đặt trên bàn thờ gia tiên chính là cầu nối để đưa ông bà, tổ tiên nơi âm thế đến gần hơn với con cháu trên trần gian, cầu mong ông bà tổ tiên linh thiêng sẽ phù hộ cho con cháu luôn may mắn, bình an, công việc thuận lợi.
- Trong phong thủy, đỉnh đồng mang khí dương, là biểu tượng của trời nên rất thích hợp trong việc thờ thắp hương thờ cúng Phật, Thánh, gia tiên trong nhà, từ đường, đền, đình, chùa,…
Đỉnh đồng có giá trị quan trọng trong phong thủy của người Việt
- Trên nắp đỉnh đồng luôn được đính kèm hình ảnh con nghê. Nghê mang nhiều ý nghĩa biểu trưng cho sự bình dị, trung thành, tôn nghiêm và dũng mãnh. Con nghê cũng có tác dụng hóa giải điều xấu chiếu vào nhà, giải các hung khí từ sao xấu.
- 3 chân trụ của đỉnh đồng biểu trưng cho sự vững chắc của mỗi gia đình .
- Bên cạnh đó, hoa văn được chạm khắc trên đỉnh đồng cũng đều là những hình ảnh, họa tiết, chữ viết mang ý nghĩa tốt đẹp, cao quý như: rồng, trăng, hoa, phúc, lộc, thọ,...với ý nghĩa mong cầu hạnh phúc.
- Ngoài ra, đỉnh đồng cũng là nơi để đốt trầm, tạo ra mùi hương thơm nhẹ nhàng và khiến đầu óc con người được thư giãn, cảm thấy bình an. Hương trầm còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự thanh khiết, hóa giải được nhiều hung khí trong gia đình.
Đỉnh đồng giúp mang lại may mắn, bình an và xua đuổi hung khí
Đặc biệt, đỉnh đồng thường được đi cùng với đôi chân nến, đôi hạc thờ tạo thành bộ ngũ sự, bộ tam sự rất được yêu thích hiện nay. Cùng với đó là sự gấp đôi, gấp ba những điều may mắn, tốt lành đến với gia chủ.
Bàn thờ gia tiên là khu vực vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Mỗi món đồ đặt lên đó cũng phải được sắp xếp sao cho phù hợp và gọn gàng nhất. Vị trí của đỉnh đồng thường là ở trung tâm bàn thờ, được đặt ở chính giữa và lùi về sau, phía trước là bát hương. Lý do là vì đỉnh thờ thường cao hơn bát hương, đặt ở phía sau bát hương sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ, cân đối và thuận tiện cho việc thắp hương thờ cúng.
Bày trí đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên
Nếu đỉnh thờ đi kèm với đôi chân nến và đôi hạc thờ thì chân nến và hạc sẽ được bố trí đối xứng 2 bên cạnh đỉnh đồng theo hướng chầu về phía đỉnh. Thứ tự chuẩn nhất sẽ là đỉnh đồng - hạc thờ - chân nến, tuy nhiên nhiều gia chủ cũng có thể chọn đặt chân nến trước nếu muốn.
Xem chi tiết:
Đỉnh đồng đặt trước hay sau bát hương?
Cách sắp xếp bộ đỉnh đồng trên bàn thờ chuẩn nhất
Khi mua đỉnh đồng để mua được sản phẩm "vừa đẹp - vừa chất lượng" mà không lo về vấn đề giá cả, gia chủ nên ưu tiên tìm đến các cơ sở uy tín, có tên tuổi lâu năm để mua. Như vậy gia chủ vừa có thể an tâm về chất lượng, lại không phải lo về vấn đề bị “hét” giá.
Đồng Truyền Thống - Địa chỉ cung cấp đỉnh đồng uy tín, chất lượng
Đồng Truyền Thống với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và chế tác đồ đồng, hiện nay đã trở thành thương hiệu quen thuộc với nhiều người Việt. Đồng Truyền Thống sở hữu 2 cơ sở và showroom bán hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm tại đây vô cùng đa dạng về mẫu mã, kích thước và chất liệu. Nếu có nhu cầu mua hàng, bạn vui lòng liên hệ:
- Hotline :0934.877.869 or 0935.602.399
- Hotline :0984.246.198
- Hotline :0962.979.869_0987.613.899
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm thật nhiều thông tin hữu ích để hiểu về ý nghĩa của đỉnh đồng trong việc thờ cúng của người Việt. Hãy là người mua hàng thông thái để có thể lựa chọn được những chiếc đỉnh đồng chất lượng và đơn vị bán hàng uy tín nhé!