Bàn thờ gia tiên là một trong những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa của người Việt Nam. Bàn thờ không chỉ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà thổ tiên mà còn là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm và mong ước thiện lương của con người. Do đó, cách bày trí bàn thờ gia tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Việt và cũng được rất nhiều người quan tâm. Hôm nay, Đồng Truyền Thống sẽ bật mí cho bạn cách trang trí bàn thờ đẹp và chuẩn phong thủy nhất, cùng theo dõi nhé!
Mục Lục [Ẩn]
Thờ cúng là một trong những đặc trưng văn hóa nổi bật của người Việt. Việc sắm sửa bàn thờ, đồ thờ cúng bằng đồng đẹp và cách bày trí chúng trên bàn thờ cũng là vấn đề quan trọng không kém.
Sắp xếp bàn thờ đẹp không chỉ giúp không gian thờ cúng trở nên trang trọng, gọn gàng, thuận mắt mà còn là cách để con cháu bày tỏ sự biết ơn, tôn kính đối với các thế hệ đi trước. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi hội tụ linh khí của ngôi nhà nên cách bày trí bàn thờ gia tiên còn quyết định đến may mắn, tài lộc và vượng khí của cả gia đình.
Tại sao nên bày trí bàn thờ gia tiên đúng cách?
Tùy vào kích thước bàn thờ, phong tục của từng địa phương, gia đình mà các vật phẩm được trưng bày trên bàn thờ cũng vô cùng đa dạng. Gia chủ có thể lựa chọn bày trí các món đồ theo sở thích hoặc mua cả bộ đồ thờ đầy đủ với những món đồ sau:
Lư hương (đỉnh hương)
Bát hương
Đèn thờ
Mâm bồng
Bình hoa
Ngai thờ - Khám thờ
Ống hương
Hạc thờ
Chân nến
Ngai chén thờ
Ảnh thờ
Gia chủ có thể lựa chọn bày trí các món đồ theo sở thích hoặc mua cả bộ đồ thờ đầy đủ
Mỗi gia đình sẽ có những cách bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, có 2 kiểu bố trí bàn thờ phổ biến nhất đó là bàn thờ tam cấp và bàn thờ nhị cấp.
Đúng như tên gọi, bàn thờ tam cấp bao gồm 3 tầng thờ gia tiên kết hợp thờ Phật. Theo quan niệm của người Việt, việc phân cấp và sắp xếp, trang trí cho mỗi tầng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định, cụ thể:
Cách bố trí bàn thờ tam cấp kết hợp thờ Phật theo ngũ hành phong thủy
Bậc thứ nhất (cao nhất): người ta sẽ đặt bát hương thờ bàn thờ Phật hoặc thứ bậc tối cao theo tín ngưỡng thờ phụng của gia đình.
Bậc thứ hai: người ta đặt bát hương của ông bà chủ đất hoặc các vị thần linh.
Bậc cuối cùng: gia đình sẽ thờ Bà Cô, ông Mãnh, gia tiên.
Cách bố trí bàn thờ tam cấp thờ tổ tiên
Ở tầng đầu tiên, ở vị trí cao nhất: dùng để đặt bài vị hoặc di ảnh của những người đã khuất có vị trí cao nhất ví như cụ, cụ tổ của dòng họ.
Ở tầng hai: sử dụng để đặt di ảnh của ông bà, tổ tiên đã khuất.
Ở tầng cuối cùng, thấp nhất: đặt bát hương, hoa quả và các vật phẩm thờ cúng khác.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên tam cấp (3 tầng)
Khi sắp xếp các vật phẩm đối với bàn thờ 2 tầng, gia chủ cần chú ý thứ tự sau đây:
Ở bậc cao nhất: dùng làm nơi đặt bát hương của Phật hoặc những vị có vị trí tối cao theo tín ngưỡng riêng của gia đình.
Ở bậc thứ 2: bố trí bát hương, lễ vật, đồ thờ và các vật phẩm khác.
Bàn thờ gia tiên nhị cấp (2 tầng)
Bày trí bàn thờ gia tiên đẹp và hợp phong thủy là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng được các gia đình quan tâm hiện nay. Dưới đây là một số thông tin và hướng dẫn hữu ích dành cho bạn.
Khám thờ hoặc ngai thờ thường được đặt ở vị trí cao nhất, ở chính giữa bàn thờ, sát vào tường. Vị trí này thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời thể hiện sự trang nghiêm của không gian thờ cúng. Đây cũng là bước đầu tiên trong cách trang trí bàn thờ gia tiên đẹp, uy nghiêm.
Di ảnh thờ cúng sẽ được gia chủ đặt phía sau bàn thờ, theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu. Có nghĩa là, nếu từ ngoài nhìn vào thì tượng nam ở bên phải, tượng nữ ở trong nhà ở bên trái. Di ảnh sẽ đặt trước bài vị, bài vị sẽ phía sau bàn thờ.
Bát hương là vật phẩm quan trọng nhất trên bàn thờ gia tiên, tượng trưng cho sự kết nối giữa cõi âm và cõi dương. Số lượng bát hương đặt trên bàn thờ nên là các số lẻ như 1,3,5 và không nên xê dịch hay thay đổi vị trí nhiều.
Bát hương thường được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ, phía dưới, sát với tường để tiện lợi cho việc thắp hương. Nếu bàn thờ có nhiều bát hương, bát hương chính giữa sẽ là bát hương lớn nhất và được đặt ở vị trí cao nhất, bát hương ở hai bên sẽ có kích thước bằng nhau và được đặt ở vị trí thấp hơn.
Bát hương thường được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ
Đèn trên bàn thờ gia tiên thường có hai loại là đèn Thái Cực và đèn Lưỡng Nghi.
Đèn Thái Cực thường được đặt ở giữa của bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Ánh sáng của đèn Thái Cực thường là màu đỏ hoặc vàng nhạt, không sáng chói. Đèn Thái Cực thường được thắp sáng bất kể ngày đêm, với ý nghĩa soi sáng đường lối cho tổ tiên và con cháu.
Đèn Lưỡng Nghi là đèn chiếu sáng chính của bàn thờ gia tiên. Đèn Lưỡng Nghi thường được đặt hai bên bát hương, ở góc ngoài cùng của bàn thờ. Trong đó, đèn bên trái biểu tượng cho mặt trời, bên phải biểu tượng cho mặt trăng. Loài đèn này được sử dụng để thắp sáng và phục vụ cho việc thắp hương của gia chủ.
Đối với bàn thờ có diện tích rộng có thể có thêm đỉnh hương – bộ lư hương trên bàn thờ gia tiên. Trong cách sắp xếp bàn thờ gia tiên, đỉnh hương được đặt chính giữa bàn thờ, 2 bên có 2 con hạc, 2 cái nến đồng. Đỉnh hương dùng để đốt gỗ hương trầm hoặc các loại gỗ có mùi thơm. Giúp không gian phòng thờ thêm ấm cúng, sang trọng.
Bình hoa thường được đặt ở bên phải bàn thờ hoặc đặt sang 2 bên (nếu có 2 bình), hướng nhìn từ ngoài vào. Mâm quả được đặt ở bên trái bàn thờ, hướng nhìn từ ngoài vào. Ngoài ra, nếu bàn thờ có lư hương thì lư hương thường được đặt ở hai bên bát hương, phía góc ngoài cùng của bàn thờ. Nếu bàn thờ không có lư hương thì bình hoa và mâm quả thường được đặt ở phía trước di ảnh, sau đèn lưỡng nghi.
Không nên đặt bình hoa bên trái bàn thờ
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết chuẩn phong thủy và những đại kỵ cần tránh
Vì là không gian thiêng liêng và vô cùng quan trọng của mỗi gia đình nên khi bày trí bàn thờ gia tiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Thật dễ hiểu khi bàn thờ là không gian tâm linh và thiêng liêng nhất của mỗi gia đình. Ngoài những vật phẩm thờ cúng thì bạn không nên để các món đồ không cần thiết lên trên đó. Lễ vật, hoa quả sau khi làm lễ từ 3-5 ngày cũng nên được hạ khỏi bàn thờ, tránh để lâu và đặc biệt là không được thờ hoa đã héo.
Bên cạnh cách bày trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng, gia chủ cũng cần phải chú ý vệ sinh bàn thờ thường xuyên. Đây cũng là một trong những hành động thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đối với ông bà tổ tiên. Một lưu ý khác dành cho bạn là khăn, chổi để vệ sinh bàn thờ không được dùng chung hay phục vụ các mục đích khác.
Thường xuyên vệ sinh, lau dọn bàn thờ
Bàn thờ không nên đặt đối diện với cửa chính, không đặt tại vị trí thường xuyên có người qua lại bởi không đảm bảo được sự yên tĩnh cho nơi thờ tự linh thiêng. Ngoài ra, bàn thờ cũng không nên đặt cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh, những nơi có nhiều uế khí sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.
Hy vọng, bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về cách bày trí bàn thờ gia tiên để bạn có thể áp dụng với gia đình mình. Bàn thờ là nơi linh thiêng, quan trọng của mỗi ngôi nhà nên đây là việc vô cùng cần thiết, cảm ơn bạn đã theo dõi!